Fruit Basket
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thần Tượng của Tôi

+2
Yuki_Sohma_0805
nhai quai dep
6 posters

Go down

Thần Tượng của Tôi Empty Thần Tượng của Tôi

Bài gửi  nhai quai dep Thu Aug 12, 2010 8:43 pm

Thần Tượng của Tôi Untitled-17

Ernesto Guevara de la Serna (1928-1967), thường được biết đến với tên Che Guevara (phiên âm là Chê Ghê-va-ra), El Che hay đơn giản là Che, là một nhà cách mạng Mác-xít nổi tiếng người Argentina, là thầy thuốc, người tạo ra học thuyết quân đội, nhà lãnh đạo quân du kích và phong trào cách mạng Cuba. Kiểu ảnh của ông chụp sau này đã trở thành biểu tượng văn hóa ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Che Guevara sinh ngày 14 tháng 6 năm 1928 tại Rosario, Argentina. Cha là Ernesto Guevara Lynch, mẹ là Celia dela Serna một phụ nữ cấp tiến trong một Gia đình rất giàu truyền thống.


nhai quai dep

Tổng số bài gửi : 12
Join date : 12/08/2010

Về Đầu Trang Go down

Thần Tượng của Tôi Empty Re: Thần Tượng của Tôi

Bài gửi  Yuki_Sohma_0805 Thu Aug 12, 2010 10:24 pm

bác ơi, đây là thần tượng của cháu từ hồi còn bé đến giờ đấy
Vị cha già của đất nước
Thần Tượng của Tôi Images64576_bacho
Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) là một nhà cách mạng, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam. Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969, kiêm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ 10/1956 đến 1960. Cuộc đời Hồ Chí Minh là một cuộc hành trình huyền thoại. Trong chuyến hành trình 30 năm đi tìm đường cứu nước cho dân tộc mình (từ năm 1911 cho đến năm 1941) , ông đã tới nhiều quốc gia khác nhau để trực tiếp quan sát những chuyển biến tại các nước châu Phi, châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ và Trung Đông - một việc mà không có lãnh tụ nào khác làm được trong thế kỷ 20. [1]

Là nhà lãnh đạo được nhiều người ngưỡng mộ và tôn sùng, lăng của ông được xây ở Hà Nội, nhiều tượng đài của ông được đặt ở khắp mọi miền Việt Nam, hình ảnh của ông được nhiều người dân treo trong nhà, đặt trên bàn thờ [2], và được in ở hầu hết mệnh giá đồng tiền Việt Nam. Ông được thờ cúng ở một số đền thờ và chùa Việt Nam[3]. Ông đồng thời cũng là một nhà văn, nhà thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm viết bằng cả tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Anh
Yuki_Sohma_0805
Yuki_Sohma_0805

Tổng số bài gửi : 54
Join date : 11/08/2010
Age : 27
Đến từ : Thành Phố mang tên Bác

Về Đầu Trang Go down

Thần Tượng của Tôi Empty Re: Thần Tượng của Tôi

Bài gửi  Admin Thu Aug 12, 2010 10:27 pm

seo giống em vậy Shocked
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 26
Join date : 11/08/2010

https://fruitbasket.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Thần Tượng của Tôi Empty Re: Thần Tượng của Tôi

Bài gửi  nhai quai dep Mon Aug 16, 2010 11:33 pm

Thần Tượng của Tôi Untitled-6

Leonardo da Vinci ( Chân dung tự họa, khoảng năm 1512 )

Leonardo di ser Piero da Vinci (thường được phiên âm theo tiếng Pháp là "Lê-ô-na đơ Vanh-xi", hoặc phiên là "Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi) (sinh ngày 15 tháng 4 năm 1452 tại Anchiano, Ý - mất ngày 2 tháng 5 năm 1519 tại Amboise, Pháp) là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà sáng tạo và là một nhà triết học tự nhiên. Ông được coi là một thiên tài toàn năng người Ý. Tên thành phố Vinci, nơi sinh của ông, nằm trong lãnh thổ của tỉnh Firenze, cách thành phố Firenze 30 km về phía Tây, gần Empoli, cũng là họ của ông. Người ta gọi ông ngắn gọn là Leonardo vì da Vinci có nghĩa là "đến từ Vinci", không phải là họ thật của ông. Tên khai sinh là "Leonardo di ser Piero da Vinci" có nghĩa là "Leonardo, con của Ser Piero, đến từ Vinci". Ông nổi tiếng với những bức hoạ cổ điển của mình như bức Mona Lisa, bức Bữa ăn tối cuối cùng. Ông là người có những ý tưởng vượt trước thời đại của mình, đặc biệt là sự sáng chế máy bay trực thăng, xe tăng, dù nhảy, sự sử dụng hội tụ năng lượng mặt trời, máy tính, sơ thảo lý thuyết kiến tạo địa hình, tàu đáy kép (double hull), cùng nhiều sáng chế khác, khó có thể liệt kê hết ở đây. Một vài thiết kế của ông đã được thực hiện và khả thi trong lúc ông còn sống. Ứng dụng khoa học trong chế biến kim loại và trong kỹ thuật ở thời đại Phục Hưng còn đang ở trong thời kỳ trứng nước. Thêm vào đó, ông có đóng góp rất lớn vào kiến thức và sự hiểu biết trong giải phẫu học, thiên văn học, xây dựng dân dụng (civil engineering), quang học và nghiên cứu về thủy lực. Những sản phẩm lưu lại trong cuộc đời ông chỉ còn lại vài bức hoạ, cùng với một vài quyển sổ nháp tay (rơi vãi trong nhiều bộ sưu tập khác nhau các sáng tác của ông), bên trong chứa đựng các ký hoạ, minh hoạ về khoa học, và bút ký.


nhai quai dep

Tổng số bài gửi : 12
Join date : 12/08/2010

Về Đầu Trang Go down

Thần Tượng của Tôi Empty Re: Thần Tượng của Tôi

Bài gửi  nhai quai dep Fri Aug 20, 2010 10:38 pm

Thần Tượng của Tôi Untitled-31

Cố Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân

Nguyễn Lân (1906-2003) là Giáo sư, Nhà giáo nhân dân, nhà biên soạn từ điển, Học giả nổi tiếng của Việt Nam. Ông đã công hiến trọn đời mình cho nền giáo dục Việt Nam và là người có công trong việc xây dựng bộ môn và khoa tâm lí học, giáo dục học của hệ thống các trường Sư phạm ở Việt Nam.

Giáo sư Nguyễn Lân sinh ngày 14 tháng 6 năm 1906 trong một gia đình nhà nông nghèo, hiếu học ở làng Ngọc Lập, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Trong ông luôn có một nỗ lực vươn lên, vượt qua khó khăn mãnh liệt[1].

Năm 1927: Ông thi đỗ Thủ khoa vào Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương.
Năm 1932: Ông dạy tại Trường Hồng Bàng, sau đó làm giám học và dạy 2 môn văn, sử tại Trường Thăng Long. Tại Trường Tư thục Thăng Long, cùng với các nhà giáo giỏi như Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giám, Tôn Thất Bình... ông đã đào tạo ra những tú tài xuất sắc cho Việt Nam.

Năm 1956: Ông về dạy tại khoa tâm lý giáo dục của trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ông cùng với các nhà giáo nổi tiếng và xuất sắc khác như: Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, Ngụy Như Kon Tum, Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giám, Nguyễn Khánh Toàn... là lớp người đầu tiên được nhà nước Việt Nam phong Học hàm Giáo sư.
Năm 1971: Ông về nghỉ hưu ở tuổi 67. Từ đó cho đến khi qua đời, ông đã dành trọn thời gian cho việc biên soạn từ điển và nghiên cứu nhằm gìn giữ, phát triển tiếng Việt. Các cuốn từ điển nổi tiếng do ông biên soạn như: Từ điển Việt - Pháp (1989), từ điển Hán - Việt, từ điển thành ngữ, tục ngữ Pháp – Việt (1993), từ điển từ và ngữ Việt Nam (2000)...
Năm 1988: Ông được được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân.
Năm 2001: Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng nhà nước về khoa học và công nghệ cho "Cụm công trình về giáo dục học từ điển tiếng Việt".
Ngày 7 tháng 8 năm 2003: Ông qua đời ở tuổi 97.

Ông có 8 người con, tất cả đều là giảng viên của các trường đại học lớn và đều là những nhà khoa học xuất sắc, nổi tiếng của Việt Nam.

Người con trai cả là Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Tuất, nguyên Chủ nhiệm khoa lý luận và sáng tác của Nhạc viện Nguyễn Thái Bình - Nga, Phó Chủ tịch Hội người Việt ở Nga, người Việt đầu tiên được phong tặng Nghệ sĩ Công huân Nga (năm 2001).
Người con thứ hai là nữ Tiến sĩ Nguyễn Tề Chỉnh (bà đã qua đời), nguyên là giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Người con thứ ba là Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Dũng, Giám đốc Trung tâm vi sinh vật học ứng dụng, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, XI, XII, giảng viên khoa Sinh học trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Người con thứ tư là Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Cường, chuyên viên cổ nhân học, Viện khảo cổ học Việt Nam, giảng viên khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Người con thứ năm là Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng, tổng thư kí các hội sinh học Việt Nam, giảng viên khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Người con thứ sáu là Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Tráng, giảng viên bộ môn Hệ thống điện, khoa Điện, trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Người con thứ bảy là Giáo sư - Tiến sĩ - Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Việt là Viện trưởng Viện tim mạch Việt Nam, Chủ nhiệm Bộ môn Tim mạch - Đại học Y Hà Nội, Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam. Ông nguyên là Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội.
Người con út là Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Trung, Phó Hiệu Trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam VFF.





nhai quai dep

Tổng số bài gửi : 12
Join date : 12/08/2010

Về Đầu Trang Go down

Thần Tượng của Tôi Empty Giáo sư Đặng Văn Ngữ (1910-1967)

Bài gửi  cgla Sat Aug 21, 2010 11:49 am

GS Đặng Văn Ngữ sinh ngày 4/4/1910 tại An Cựu, thành phố Huế trong một gia đình nhà nho nghèo, sống nhờ buôn bán nhỏ. Từ thuở ấu thơ, ông đã tỏ ra là một học sinh xuất sắc. Ông học tiểu học ở Vinh, học trung học tại Huế. Ông học giỏi, đỗ đầu kỳ thi tốt nghiệp năm đó nên dù hoàn cảnh không mấy dư dật nhưng gia đình vẫn cố gắng thu xếp để ông ra Hà Nội học tiếp. Năm 1930, ông đỗ cả tú tài bản xứ lẫn tú tài Pháp, nhờ vậy ông đã nhận được học bổng để tiếp tục theo học tại Trường Y - Dược thuộc Đại học Đông Dương. Với thành tích học tập của mình ngay sau khi tốt nghiệp bác sĩ y khoa (năm 1937), ông là người Việt Nam đầu tiên được giữ lại làm phụ giảng cho Giáo sư Galliard - Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng, Hiệu trưởng Trường Y - Dược lúc đó. Sự nghiệp của ông đã được quyết định từ đây, lĩnh vực “ký sinh trùng” sẽ theo ông trọn cả cuộc đời. Thời gian này, ông còn hợp tác với bạn bè mở một phòng thí nghiệm đa khoa mang tên Lucac Championière - tên một giáo sư người Pháp đã chết vì lâm bệnh khi làm việc tại Việt Nam .



Năm 1942, ông trở thành Trưởng phòng thí nghiệm ký sinh trùng và là giảng viên Sinh học Ban Dược. Với cương vị này, ông đã dành toàn bộ thời gian trong cuộc đời của mình cho nghiên cứu khoa học. Suốt thời gian đó, ông đã công bố 19 công trình nghiên cứu, trong đó có những công trình nổi tiếng thế giới và khu vực. Năm 1936, ông đã phát hiện ra loài sán Clonorchis sinensis có thể ký sinh ở tụy. Phát hiện này đã gây một tiếng vang lớn ở Việt Nam và trên thế giới. Chu kỳ tiến hóa của loài này cũng được ông tìm hiểu, bằng thực nghiệm ở loài Bythinia chaperi và B.longicoris (1938). Ông nghiên cứu sự tiến hóa theo mùa của giun chỉ Diofilia immitis ký sinh ở muỗi Aedes hết sức tỉ mỉ và chính xác. Cũng với phong cách tỉ mỉ, cẩn trọng trong nghiên cứu về nấm, ông đã được giáo sư người Nhật - Masuo Ota từng cộng tác với ông nhận xét: ông thực sự là nhà nấm học xuất sắc của châu Á.



Hơn hẳn các nhà khoa học người Pháp nghiên cứu trước, GS Đặng Văn Ngữ đã dành nhiều công sức điều tra về phân bố, sinh thái, sự gây bệnh của các loài ký sinh - một công việc mà bất kỳ ai muốn dành cả cuộc đời cho sự nghiệp thanh toán các bệnh ký sinh trùng cho nước mình đều phải làm. Khi điều tra muỗi, ông đã phát hiện ra loại muỗi chưa từng biết và đặt tên là “muỗi A-nô-phen Bắc Kỳ”. Hoặc khi điều tra về nấm, ông đã phát hiện giống Piedraia hortai ở Việt Nam , mà trước đó người Pháp nghĩ rằng chỉ có ở châu Phi. Một giống Erytrema mới, chưa hề biết, ký sinh ở tụy trâu bò cũng được ông phát hiện và đặt tên: Erytrema tokinensis N.sp (1942)...



Do có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị trong lĩnh vực y học, năm 1943, ông được chọn đi du học ở Nhật với tiêu chuẩn “là người có trình độ cao, hiện đại, xứng đáng cho nền y học của Pháp tại Việt Nam ”. Từ năm 1943 đến cuối năm 1948, ông học tập và làm việc tại Nhật. Ông đã học và nghiên cứu về nấm, men gây bệnh, về lao và hủi tại Trường Đại học Tokyo, về vi trùng đường ruột ở Bệnh viện Truyền nhiễm Tokyo. Trong năm 1947 - 1948, ông nghiên cứu về vi trùng học và huyết thanh học tại Quân Y viện 406 của Mỹ tại Nhật Bản. Trong thời gian đó vừa làm vừa học, ông đã được tiếp xúc với khoa học y học của Nhật và của Mỹ có đầy đủ thông tin và trang bị hơn ở Hà Nội rất nhiều. Được sự khuyến khích của Giáo sư Ota, sau khi Alexander Fleming tìm ra penicillin, ông cũng tìm ra giống nấm sản xuất ra penicillin và có lẽ đó là một trong những giống nấm penicillin đầu tiên tìm thấy ở Nhật. Tại Trường Đại học Y khoa Tokyo, ông đã công bố 4 công trình giá trị: “Xác định loại nấm có tính kháng sinh cao”(1947); “Xác định công thức kháng nguyên Salmonella”(1945); “Đặc điểm tiến hóa của D.mansoni”(1943)và hoàn chỉnh một số xét nghiệm miễn dịch.



Cũng trong thời gian trên có nhiều người Pháp, Nhật, Mỹ đều muốn sử dụng tài năng của ông. Nhưng ông luôn nghĩ mình là người Việt Nam , cần phải làm gì cho Tổ quốc. Trong lúc nghiên cứu về nấm kháng sinh, ông đã tranh thủ lưu trữ được một số giống để sau này sẽ sử dụng khi về nước. Ông và khoảng 10 người Việt Nam nữa đã thành lập Hội Việt kiều tại Nhật Bản, ông được bầu làm Chủ tịch của Hội, tổ chức được một số hoạt động để đòi công nhận nền độc lập của Việt Nam. Trong những ngày du học tại Nhật Bản, tình cờ đọc được Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông bèn từ bỏ tất cả các công việc nghiên cứu khoa học để về nước tham gia vào sự nghiệp chung của dân tộc. Ông Nguyễn Song Tùng - một trong những người được Chính phủ cử đưa GS Đặng Văn Ngữ về nước chưa bao giờ thấy một khách bộ hành nào vượt Trường Sơn với hành lý kỳ lạ đến thế. Tháng 10 năm 1949, GS đi từ Nhật Bản qua Băng Cốc (Thái Lan), xuyên Lào rồi vượt dãy núi Trường Sơn để về tổ quốc. GS và bạn đồng hành đã vác bộ hàng chục kiện hàng đầy chai, lọ, nồi niêu, bình, ống nghiệm... Sau khi về nước, ông là một trong 3 người sáng lập Trường Đại học Y khoa kháng chiến tại chiến khu Việt Bắc (cùng các giáo sư Hồ Đắc Di và Tôn Thất Tùng). Sau một thời gian làm việc ở Liên khu IV, năm 1955, ông là một trong 45 vị giáo sư đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định phong tặng và được đề cử làm Giáo sư Trường Đại học Y - Dược khoa cùng các vị: Hồ Đắc Di, Đỗ Xuân Hợp, Đặng Vũ Hỷ, Nguyễn Xuân Nguyên, Tôn Thất Tùng...



Trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, từ một phòng thí nghiệm nghèo nàn, ông đã tổ chức sản xuất được “nước lọc Penecillin” nổi tiếng trong kháng chiến chống Pháp. Lúc bấy giờ, do hoàn cảnh hết sức thiếu thốn, “cơm không đủ no, áo không đủ mặc” nên bệnh tật có điều kiện phát sinh. Mặt khác, trong chiến đấu, bộ đội ta bị thương vong không phải ít. Vì vậy, thuốc men dành cho điều trị, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh hết sức cần thiết, nhưng cũng đặc biệt khan hiếm. Trong bối cảnh đó, việc sản xuất được “nước lọc Penicillin” của GS Đặng Văn Ngữ có ý nghĩa đặc biệt lớn lao, góp phần đắc lực cho công cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi. Nhờ nước lọc Penicillin , mà 80% thương binh có thể trở về đơn vị chiến đấu không bị cưa chân tay. Người ta còn lưu được bài báo khoa học của GS Tôn Thất Tùng bằng tiếng Pháp: “Điều trị vết thương bằng nước Streptomycin và Penicillin” và các bài viết của ông nghiên cứu kháng sinh ở Việt Nam như: Tăng gia men, nước bột ngô ngâm (1951) và Nghiên cứu kháng sinh của một số thảo mộc. Chính ông đã cho thử 100 loại lá thảo mộc để tìm tính kháng khuẩn cho chúng. Khi về Hà Nội, ông còn tiếp tục mở rộng điều tra tính chống ký sinh trùng của chúng. Đó là cách kết hợp đúng đắn y học cổ truyền và hiện đại. Ông đã được Bác Hồ thưởng Huân chương Lao động hạng ba cho thành tựu kỳ diệu chưa từng ai trước đó làm được.



Sau khi hòa bình lập lại, ông là người xây dựng ngành Ký sinh vật Việt Nam , từ đào tạo cán bộ đến xây dựng các mạng lưới có hệ thống. Năm 1957, ông sáng lập Viện sốt rét Ký sinh trùng và Côn trùng; Chủ nhiệm Chương trình tiêu diệt bệnh sốt rét ở miền Bắc. Ông là một trong số ít người thời đó có ý tưởng sản xuất vác- xin phòng chống sốt rét. Ông lãnh đạo bộ môn Ký sinh trùng, tổ Côn trùng của Viện nghiên cứu và Uỷ ban khoa học Nhà nước trong suốt 10 năm liền trên một phạm vi rất rộng về bức tranh toàn cảnh ký sinh trùng miền Bắc. Kết quả nghiên cứu miệt mài của ông và cộng sự đã được công bố trong “15 năm ngành ký sinh trùng học ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1965)”.



Sống trong một đất nước nhiệt đới, nóng ẩm nên hàng năm không biết bao người đã chết vì bệnh sốt rét. Điều này đã làm ông - một nhà ký sinh trùng hàng đầu của Việt Nam phải day dứt. Ông nghĩ: “Nếu ta làm tốt, sẽ không chỉ giúp một người, một vài người, mà là hàng trăm người, hàng ngàn, hàng triệu người thoát khỏi lưỡi hái tử thần của bệnh sốt rét”. Ông không cho phép mình đầu hàng, không cho phép mình được nghỉ ngơi. Ông lao vào nghiên cứu về ký sinh trùng sốt rét. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nghiên cứu trên các miền, vùng đang bị các ký sinh trùng sốt rét hoành hành. GS Đặng Văn Ngữ cùng các đồng nghiệp và học trò đã đến nhiều địa phương, mang theo kính hiển vi, bình bơm, túi thuốc, hóa chất... với phương tiện chủ yếu là đôi chân. Năm 1964, ông đã tìm ra muỗi An.sinensis - thủ phạm chính gây bệnh sốt rét tại đây và triển khai các phương pháp phòng, diệt. Tại Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh... các phương pháp diệt muỗi phòng dịch sốt rét, phun DDT, hun khói 10 loại thảo mộc cũng đã được ông và đồng sự thử nghiệm và triển khai thành công.



Ông nhanh chóng nhận ra rằng nếu không ngăn chặn bệnh sốt rét từ bên kia vĩ tuyến 17 thì không thể ngăn chặn được thành quả của công cuộc chống sốt rét tại miền Bắc.Lần này, nhà khoa học cùng một số học trò - đồng sự ''đi B'' với mục đích hạn chế sự hoành hành của dịch sốt rét đang phổ biến trên các chiến trường Trung, Nam bộ, giảm thiểu tổn thất về sức khoẻ và sinh mạng vì sốt rét cho bộ đội và thanh niên xung phong; trước mắt, nghiên cứu biện pháp phòng chống sốt rét tại chỗ, tìm hiểu khả năng sản xuất vaccine chống căn bệnh quái ác này. Theo hồi ký của con ông thì chuyến đi này còn gắn kết một tình cảm muốn về thăm mẹ già lúc này tuổi đã cao và sức cũng đã yếu. Chuyến vượt Trường Sơn đó cũng là hành trình cuối cùng của nhà giáo, nhà khoa học yêu nước Đặng Văn Ngữ. Chiều 1.4.1967, GS Đặng Văn Ngữ hy sinh sau loạt bom B52 rải thảm của máy bay Mỹ xuống chiến trường Thừa Thiên - Huế, quê hương ông. Thi hài ông nằm lặng lẽ suốt hai mươi năm cho đến khi tình cờ một người đốn củi tìm thấy mộ ông với gói vải dù bọc hài cốt và một tấm biển nhôm khắc vẻn vẹn mấy chữ: “Đặng Văn Ngữ 1-4-1967 .” Người ta cho rằng đây là hài cốt một người chiến sĩ vô danh nào đó nên đã đưa về nghĩa trang liệt sĩ xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên. Sau này các con ông đã tìm được và đưa ông về yên nghỉ vĩnh hằng tại nghĩa trang họ Đặng trên núi Ngự Bình.



Các học trò kính trọng GS Đặng Văn Ngữ không chỉ bởi lòng say mê khoa học mà đấy còn là một con người hết sức thuỷ chung với gia đình. Thầy Ngữ luôn có cặp lồng cơm đạm bạc tự nấu mang theo khi đi làm. Thầy còn làm cả nhiệm vụ của một người mẹ trong gia đình bởi vợ thầy đã mất vào năm 1954 khi thầy mới 44 tuổi.



Khi còn sống, GS Đặng Văn Ngữ nghe tiếng chim “bắt cô trói cột” thảng thốt đêm đêm thành “khó khăn khắc phục” để động viên học trò vượt qua những vất vả riêng để phấn đấu cho sự nghiệp chung. Đó cũng là lời khuyến khích lớp lớp thế hệ thanh niên ra sức học tập và rèn luyện.



Theo truyền thống hàng năm của chuyên ngành Ký sinh trùng cả nước, cứ vào dịp kỷ niệm ngày mất của Cố Giáo sư - Anh hùng, liệt sĩ Đặng Văn Ngữ các trường đại học, cao đẳng Y khoa, các Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng lại tổ chức lễ tưởng niệm và hội nghị khoa học chuyên ngành.



Tại Hà Nội, quận Đống Đa từ lâu đã có một con phố được vinh dự mang tên ông chạy dài từ ngã ba Phạm Ngọc Thạch tới hồ Xã Đàn. Đây là một con phố đẹp và có nhiều cửa hiệu kinh doanh sầm uất tới khuya. Tại các thành phố Hồ Chí Minh và Huế cũng có những phố mang tên ông.

Nghệ sĩ nhân dân Đặng Nhật Minh chính là con trai của cố giáo sư Đặng Văn Ngữ.

Khôi Nguyên sưu tầm và biên soạn

Nguồn: http://www.nhantainhanluc.com/Themes/nhantainhanluccom/Common/contents.aspx?lang=vn&tid=402&iid=2564

cgla

Tổng số bài gửi : 33
Join date : 12/08/2010

Về Đầu Trang Go down

Thần Tượng của Tôi Empty Re: Thần Tượng của Tôi

Bài gửi  nhai quai dep Wed Aug 25, 2010 7:35 pm

Bác sĩ Tiến sỹ nông học LƯƠNG ĐỊNH CỦA
(1920-1975)

- Lương Định Của (Sinh ngày 19 tháng 8 năm 1920- 1975) ông là một nhà nông học, nhà tạo giống cây trồng của Việt Nam, hiện nay có nhiều con đường và ngôi trường mang tên ông

Tiểu sử:

Ông sinh ra và quê ở xã Đại Ngãi, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Ông lên Sài Gòn, học xong Tú tài.
Năm 1937, ông sang Hồng Kông thi vào Đại học Y Khoa, đến năm thứ 3, ông sang Thượng Hải Trung Quốc học ở Đại học Kinh tế.

Đến 1940, trường đóng cửa do chiến tranh, ông sang Nhật Bản, thi vào Đại học Quốc lập Kyushu, khoa sinh vật thực nghiệm

Năm 1946, ông tiếp tục lên Kyoto Nhật Bản học ngành nông nghiệp, bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ nông học khoa di truyền chọn giống

Năm 1954, ông cùng gia đình tập kết ra Bắc (vợ ông là người Nhật), làm việc tại Viện khảo cứu Nông lâm, trường Đại học Nông nghiệp, Viện Cây lương thực và thực phẩm.

Thành quả tạo giống

Ông là tác giả của nhiều giống cây trồng.

Lúa:
Chọn giống từ IR8 ra dòng NN8-388.
Giống NN75-1 (lai giữa giống 813 với NN1).
Nông nghiệp 1 (lai giữa Ba Thắc, Nam Bộ x Kunko, Nhật).
Giống lúa mùa muộn Saibuibao, giống lúa chiêm 314 (lai giữa dòng Đoàn Kết và Thắng Lợi).
Giống cây trồng khác: khoai lang, đu đủ, dưa lê, xương rồng, rau muống, dưa hấu không hạt.

Tặng thưởng:
Ông được phong tặng anh hùng lao động năm 1967 và truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1995

- NQD sưu tầm

nhai quai dep

Tổng số bài gửi : 12
Join date : 12/08/2010

Về Đầu Trang Go down

Thần Tượng của Tôi Empty Giáo sư LƯƠNG ĐỊNH CỦA

Bài gửi  khỉ_kute Wed Aug 25, 2010 9:20 pm

Cháu tiếp sức bác nhaiquaidep nè :


Người phụ nữ Nhật trong đời cố Giáo sư Lương Định Của

Bà Nubuko thời trẻ và cố Giáo sư Lương Định Của (ảnh tư liệu gia đình)
Bà Nubuko Nakamura (người Nhật), phu nhân cố Giáo sư (GS) Lương Định Của - nhà nông học hàng đầu VN - năm nay đã 86 tuổi, nhưng nhìn rất trẻ và khỏe. Hiện bà đang sống tại TP.HCM cùng con cháu.

Cách đây đúng 55 năm, bà theo chồng về VN, và nguyện sống suốt đời tại quê hương thứ hai này dù chồng bà đã vĩnh viễn ra đi. Bà vừa có chuyến du lịch từ TP.HCM ra Hà Nội, Lào Cai, và dự lễ trao giải thưởng Lương Định Của lần I tại ĐH Nông nghiệp I. Bà đã dành cho Thanh Niên một cuộc trò chuyện cởi mở.

* Thưa bà Nubuko, bà và cố GS Lương Định Của đã gặp gỡ nhau trong hoàn cảnh nào?
- Trước khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, tôi là sinh viên ĐH quốc lập Kyushyu (Nhật Bản). Chồng tôi (tên là Lương Định Của chứ không phải là Lương Đình Của như một số người hay viết nhầm) là một trong số lưu học sinh thuộc các nước Đông Nam Á học ngành trồng trọt tại trường này và chúng tôi quen nhau ở đó.

Sau khi tốt nghiệp, do muốn học cao hơn nữa, chồng tôi chuyển đến ĐH Kyoto nghiên cứu về di truyền học tế bào. Năm 1945, kết thúc chiến tranh, được sự đồng ý của gia đình, chúng tôi tổ chức đám cưới. Tôi kém chồng tôi 2 tuổi. Trong thời gian sống tại Nhật Bản, chúng tôi đã có 2 con trai.
"Bạn bè tôi ở Nhật ngạc nhiên khi thấy tôi sống ở Việt Nam, vì họ cho rằng đất nước này nghèo nàn, lạc hậu, cuộc sống không an toàn. Tôi khuyên họ đến Việt Nam một chuyến vì giá du lịch sang đây rẻ, thế là họ đi. Sau khi đi ai cũng muốn quay trở lại lần nữa...".

* Được biết, dù đã lấy vợ và sống ở Nhật, nhưng lúc nào chồng bà cũng nung nấu ý định trở về Việt Nam để đem tài năng, sức lực ra giúp dân, giúp nước. Và mặc dù Việt Nam đang bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, nhưng bà vẫn nhiệt tình ủng hộ và theo chồng về Việt Nam...

- Cũng năm 1945, khi nghe tin nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, chồng tôi rất vui mừng, phấn khởi. Đặc biệt, chồng tôi rất ngưỡng mộ, kính trọng Bác Hồ và luôn tâm niệm sẽ trở về Việt Nam để phục vụ đất nước.

Năm 1952, sau khi chồng tôi lấy bằng Bác sĩ Nông học, gia đình tôi và bạn bè khuyên ông nên đưa vợ con sang châu Âu hoặc đến Mỹ. Ở đấy, công danh sự nghiệp nhất định thuận lợi hơn ở Nhật Bản.

Nhưng chồng tôi quyết định trở về Việt Nam. Ông thu thập các tư liệu, kết quả thí nghiệm... làm tài sản cho chuyến trở về nước qua đường Trung Quốc để đến chiến khu Việt Bắc. Nhưng chuyến đi không thuận lợi, gia đình tôi phải quay về Sài Gòn.

Lúc này Việt Nam đang là thuộc địa của Pháp, nên người Việt chịu rất nhiều bất công về vật chất và tinh thần. Gia đình các em chồng đối xử với tôi rất tốt. Tuy nhiên, phải một thời gian dài tôi mới hòa nhập được với phong tục tập quán VN.

* Được biết, trong thời gian GS Lương Định Của công tác ở Hà Nội, với kiến thức về nông học của mình bà đã giúp đỡ GS rất nhiều trong việc lai tạo giống cây trồng?

- Năm 1954 cách mạng cử người liên lạc, đưa cả gia đình tôi từ Sài Gòn tập kết ra miền Bắc. Lúc này tôi chưa nói được tiếng Việt. Tôi được Bộ Nông nghiệp sắp xếp công tác giúp đỡ chồng trong công việc lai cây lúa.

Đây là công việc đòi hỏi tính tỉ mỉ, cẩn thận, kiên nhẫn, những người khác làm việc này chồng tôi không tin tưởng.

* Và bà còn là biên dịch viên kiêm phát thanh viên tiếng Nhật của Ban tiếng Nhật, Đài Tiếng nói Việt Nam...

- Tôi nhận lời làm việc tại đài phát thanh vì thấy phù hợp và mình có thể làm được. Có một kỷ niệm không bao giờ quên khi tôi dịch và đọc bản tin ngày 30.4.1975, ngày miền Nam Việt Nam được giải phóng.

Tôi như vẫn thấy không khí sôi nổi, phấn khởi của người dân lúc đó. Đã trải qua những năm chiến tranh vất vả khi ở Nhật Bản cũng như ở Việt Nam, nên tôi không thể nào quên ngày chiến tranh hoàn toàn kết thúc.


Bà Nubuko thời trẻ
* Trong thời gian sống ở Hà Nội, chắc hẳn gia đình bà từng đón tiếp nhiều nhà lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đến thăm?

- Gia đình tôi ở gác 4, khu tập thể Kim Liên, Hà Nội. Trong số các vị lãnh đạo nhà nước thời bấy giờ, quan tâm giúp đỡ chồng tôi nhiều nhất và được chồng tôi vô cùng kính trọng, coi như người anh lớn của mình là ông Phạm Văn Đồng và ông Phạm Hùng. Ông Phạm Văn Đồng đã đến thăm và chụp ảnh cùng gia đình.

Còn ông Phạm Hùng nhiều lần mời gia đình đến dùng cơm. Tại những nơi chồng tôi công tác có trồng nhiều cây, một số vị lãnh đạo có ghé thăm và chồng tôi có tặng họ những loại hoa quả trồng ở đó.

* GS Lương Định Của được coi là một nhà nông học hàng đầu Việt Nam, từng được trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động (năm 1967), Giải thưởng Hồ Chí Minh (1996)... Trong những thành công được ghi nhận của GS có phần đóng góp rất lớn của bà, bà có tự hào về chồng mình?

- Các danh hiệu mà chồng tôi được Chính phủ và Quốc hội trao tặng là do nỗ lực của bản thân ông cùng với sự góp sức rất nhiều của các đồng nghiệp. Trong đó, quan trọng nhất là việc các vị lãnh đạo đã tạo điều kiện thuận lợi cả về vật chất lẫn tinh thần để chồng tôi phát huy hết khả năng của mình phục vụ đất nước.

Bản thân tôi chỉ lo gánh vác việc nhà, nuôi dạy con cái để chồng yên tâm công tác. Tôi rất tự hào vì chồng mình có phần đóng góp trong việc phát triển nền nông nghiệp Việt Nam trong một giai đoạn rất khó khăn.

* Hơn 50 năm sống ở VN, bà có giữ mối liên lạc nào với quê hương và có dành thời gian trở về Nhật thăm gia đình?

- Tôi được cho phép về thăm gia đình ở Nhật Bản hai lần vào năm 1972 và 1976 bằng kinh phí do nhà nước đài thọ (vé máy bay và vé tàu biển). Tôi rất biết ơn, vì trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng Chính phủ vẫn quan tâm săn sóc đến cá nhân và gia đình tôi.

Lúc đó đi sang Nhật rất khó, do nước ta chưa có quan hệ ngoại giao với Nhật Bản. Nhưng bây giờ thì khác, việc đi lại rất dễ dàng, hằng năm tôi đều về Nhật thăm gia đình. Mặt khác thông tin liên lạc bây giờ hiện đại nên việc liên lạc với người thân ở Nhật Bản rất thường xuyên.

* Vì sao bà nguyện sống suốt đời tại quê hương thứ hai này dù chồng bà đã vĩnh viễn ra đi?

- Quan niệm của tôi là sống vì gia đình, vì chồng con. Tôi đã sống ở Việt Nam được 55 năm, đây cũng chính là quê hương của tôi. Hiện nay tôi thấy rất hạnh phúc vì sống gần gũi với con cháu. Năm 1976, khi về thăm gia đình ở Nhật Bản (lúc này chồng tôi đã mất), mẹ tôi có nói đưa hết cả gia đình về Nhật, bà sẽ lo cho.

Nhưng chồng tôi luôn nói rằng là người Việt Nam phải sống và làm việc ở Việt Nam để phục vụ đất nước. Có thể ra nước ngoài để học tập, nghiên cứu nhưng mục đích cuối cùng cũng là quay trở lại làm giàu cho quê hương mình.

Trong khi con cái tôi đang đi làm, học tại Việt Nam thì quay về Nhật Bản làm gì? Bây giờ tôi thấy mình quyết định không về Nhật Bản là hoàn toàn đúng đắn và trong lòng luôn cảm thấy hạnh phúc khi sống ở Việt Nam.


Bà Nubuko ở Bảo tàng Quang Trung

* Chứng kiến biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, kinh tế, văn hóa..., bà có cảm nhận gì về sự đổi thay của đất nước Việt Nam hôm nay?

- Việt Nam đang có nhiều thay đổi chóng mặt. Tôi vừa du lịch từ TP.HCM đến Lào Cai, đâu đâu cũng thấy xây dựng, hai bên đường cây cối xanh tươi, nhà cửa đẹp đẽ, nét mặt người dân luôn tươi vui... Năm 1955, lần đầu tiên tôi biết nông thôn miền Bắc, không thể tưởng tượng được sự nghèo khổ của người nông dân khi đó. Chính vì thế, tôi hiểu được lý do tại sao người Việt Nam hy sinh tất cả để đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, và quyết tâm xây dựng lại đất nước.

* Bằng những trải nghiệm của chính mình và sự quan sát những người Nhật khác sống ở Việt Nam, bà có nhận xét gì về người nước ngoài nói chung và người Nhật nói riêng sống ở Việt Nam?

- Bạn bè tôi ở Nhật ngạc nhiên khi thấy tôi sống ở Việt Nam, vì họ cho rằng đất nước này nghèo nàn, lạc hậu, cuộc sống không an toàn. Tôi khuyên họ sang Việt Nam một chuyến vì giá du lịch sang đây rẻ, thế là họ đi. Sau khi đi ai cũng muốn quay trở lại lần nữa.

Họ ca ngợi Việt Nam phong cảnh rất đẹp, cái gì cũng rẻ, thức ăn ngon, an ninh trật tự tốt, người Việt Nam rất hiếu khách. Nhiều người Nhật sang Việt Nam công tác muốn ở lại sống ở đây sau khi hết hạn.

Họ đã lấy chồng, vợ người Việt Nam, chứng tỏ nước ta rất hấp dẫn người nước ngoài. Chính phủ ta cũng có chế độ chính sách thích hợp, không phân biệt người nước ngoài, người dân không kỳ thị chủng tộc.

* Mối tình của bà và cố GS Lương Định Của là minh chứng cho tình hữu nghị giữa hai dân tộc. Bà có muốn nói điều gì với thế hệ trẻ hai nước hôm nay?

- Thế hệ trẻ ngày nay ít quan tâm đến quá khứ. Ở cả Việt Nam và Nhật Bản ngày nay, thanh niên đều ít biết đến chiến tranh. Tôi có hỏi một cháu gái bán hàng lưu niệm khoảng 17-18 tuổi ở Quảng Trị: "Ở đây trước kia chiến tranh rất ác liệt phải không?". Cháu nói: "Không có, ở đây không bao giờ có chiến tranh cả!".

Nếu chúng ta không giáo dục cho thế hệ trẻ biết về sự khốc liệt của chiến tranh, thì chúng sẽ không thấy giá trị của hòa bình ngày nay. Tôi nghĩ, muốn có nền hòa bình bền vững để đất nước phát triển, những người trẻ tuổi cần phải thông hiểu lịch sử đất nước mình.

* Xin cảm ơn bà.

Như Trang (thực hiện)
Nguồn : báo Thanh Niên
[img]Thần Tượng của Tôi Vochonggsldc[/img]
khỉ_kute
khỉ_kute

Tổng số bài gửi : 54
Join date : 11/08/2010
Age : 31

Về Đầu Trang Go down

Thần Tượng của Tôi Empty Re: Thần Tượng của Tôi

Bài gửi  Ngoại HN Fri Aug 27, 2010 9:05 pm

Lúc còn trẻ thần tượng của Ngoai HN cũng là các danh nhân thế giới và của nước mình nhưng từ ngày Ngoại bị bạo bênh,nghiên cứu nhiều về Bố đẻ của ngoại thì thần tượng của Ngoại chính là Bố đẻ của mình.Bây giờ muộn rồi Ngoại phải đi nghỉ đã ,mai ban ngày Ngoại HN sẽ kể cho các bạn nghe về thần tượng của Ngoại HN nhé
Ngoại HN
Ngoại HN

Tổng số bài gửi : 25
Join date : 15/08/2010

Về Đầu Trang Go down

Thần Tượng của Tôi Empty Re: Thần Tượng của Tôi

Bài gửi  Ngoại HN Sat Aug 28, 2010 8:09 pm

Ngoai HN phải xin lỗi các bạn trong trang vì hôm nay Ngoại dự buổi gặp mặt đồng đội hồi ở lính của Ngoại,vui quá nhưng mệt nên ngoại phải khất kể về thần tượng của Ngoại. Crying or Very sad Crying or Very sad Crying or Very sad Crying or Very sad Crying or Very sad
Ngoại HN
Ngoại HN

Tổng số bài gửi : 25
Join date : 15/08/2010

Về Đầu Trang Go down

Thần Tượng của Tôi Empty Re: Thần Tượng của Tôi

Bài gửi  Ngoại HN Sun Aug 29, 2010 4:44 pm

Vì sức khỏe của Ngoại HN không tốt nên ngoại chỉ kể được từng đoạn một chứ không kể dài được mong các thành viên trong trang thông cảm nhé.Ngoại bắt đầu kể về thần tượng của ngoại HN:

Cụ được sinh ra tại một căn nhà nhỏ ở Hà nội năm 1008.Khi đất nước mình đang bị thực dân Pháp đô hộ.Trong một gia đình giàu có,có nhiều ruộng ở quê,có hàng dãy nhà ở Hà nội tại phố Yên ninh. Bố làm nghề thầu khoán ( là người xây dựng chợ Đồng xuân nổi tiếng ở Hà nội) ,Mẹ là người phụ nữ gia đình.Bố mẹ của cụ giúp đỡ rất nhiều các bạn bè kháng chiến chống Pháp ví dụ vụ Hà Thành đầu độc.Từ bé cụ đã được nghe mẹ đọc rất nhiều thơ văn yêu nước.
Từ bé cụ học rất giỏi,rất thông minh nhưng cũng thật tinh nghịch .Đã từng bắt ổ chuột con cho vào ngăn kéo của bà giáo người Pháp làm bà giáo sợ khóc thét.Lòng yêu nước chống thực dân Pháp đô hộ đã xuất hiện rất sớm.Mặc dù học trường sư phạm nam ở phố Đỗ hữu Vị nay là phố Cửa Bắc Hà nội,nhưng cụ thường rủ học sinh trường Bưởi (tức là trường Chu văn An hiện nay) đánh nhau với con Tây ở trường Anbesaro( nay là khu nhà TW đảng CS Việt nam làm việc gần quảng trường Ba đình Hà nộ)i.Ngày nghỉ cậu học sinh về quê Kiêu kỵ Gia lâm Bắc ninh( nay thuộc Hà nội )để vận động thanh niên ở quê tham gia các việc yêu nước chống Pháp.Mỗi lần về quê,cụ còn giao nhiệm vụ cho các thanh niên nông thôn có học hành việc này việc nọ.Để khống chế sự nghịch ngợm của cụ nên lúc cụ mới có 15 tuổi ,bố mẹ cụ đã cưới cho cụ một cô gái Hà nội xinh đẹp hơn cụ 5 tuổi gần nhà và thế là bà chị cả của ngoại HN ra đời năm 1924 (bà này vừa mất tại HN tháng 4 năm nay )
Năm 1925 để chuẩn bị đi với người Cộng sản Nguyễn Công Thu được Bác Hồ cử về để đón các thanh niên yêu nước sang Quảng châu để huấn luyện CM,cụ đã tạo ra màn kịch : đi qua nhà bố vợ,cụ cầm gạch ném thẳng vào các hũ rượu của bố vợ vỡ choang làm hai gia đình mâu thuẫn và quyết định li dị với cô vợ trẻ,mặc dù cô con gái đã gần một tuổi.Cụ đến nhà người em họ đang buôn bán tại chợ Đồng xuân vay tiền đi buôn Saigon(người này chính là mẹ đẻ thiếu tướng Nguyễn Đồng Thoại nguyên cục phó cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu QDNDVN) .Trước hôm ra đi cụ đón con gái về nhà một ngày để chăm nom yêu thương.Đêm hôm ra đi cụ nhờ bà Hồng con ông anh ruột đóng cửa giúp và dặn không được nói với ai.Khi cụ mất tích chính quyền thực dân đến vặn vẹo bà mẹ cụ,được trả lời :tôi giao con tôi cho các ông,bây giờ tôi phải hỏi các ông mới đúng,sao các ông lại hỏi tôi ?
Bắt đầu từ đó cụ tham gia Cách mạng đi theo Bác Hồ.Bắt đầu cuộc đời đầy gian truân vất vả.
(còn nữa)
Ngoại HN
Ngoại HN

Tổng số bài gửi : 25
Join date : 15/08/2010

Về Đầu Trang Go down

Thần Tượng của Tôi Empty Re: Thần Tượng của Tôi

Bài gửi  Ngoại HN Tue Aug 31, 2010 8:35 am

Hôm qua ngoại HN lọ mọ gõ được một đoạn dài ,vỉut đến thế là sập...mất tiêu,công toi chán quá.Hôm nay tiếp vậy.

Xin tiếp "thần tượng của tôi ":

Anh thanh niên Viêtnam Vũ nguyên Bác mới 17 tuổi sang đến Quảng châu được vào học tại lớp : Huấn luyện cán bộ Cách mạng Việt nam do chính Nguyễn ái Quốc giảng bài.
Gia nhập gia đình họ Lý mà Lý Thụy là Nguyễn ái Quốc,Lý Quí là Trần Phú, Lý Tống là Phạm văn Đồng,Lý tự Trọng,Lý tri Phương là Nguyễn thị Minh Khai...Lý anh Tự là Vũ nguyên Bác.
Sang tuổi 18,vào mùa xuân năm 1926 Vũ nguyên Bác cùng với Lê hồng Phong,Lê thiết Hùng,Phùng chí Kiên...trở thành học viên khóa IV trường quân sự Hoàng Phố của ông Tôn trung Sơn.Lý anh Tự cùng nhiều học viên trường Hoàng Phố gia nhập Quốc dân Đảng.

Chắc ngoại có khách tạm dừng nhé.(còn nữa )
Ngoại HN
Ngoại HN

Tổng số bài gửi : 25
Join date : 15/08/2010

Về Đầu Trang Go down

Thần Tượng của Tôi Empty Re: Thần Tượng của Tôi

Bài gửi  Ngoại HN Tue Aug 31, 2010 11:29 am

Nguyễn khăc Nguyệt người lính lái xe tăng năm xưa vào dinh Độc lập 30_4 _1975,nay về hưu lại là tác giả bộ tiểu thuyết Bão thép về BC thiết giáp.Một con người thật đáng yêu và đáng trân trọng.Nguyệt mang sách đến tặng mình.

Ngoại xin tiếp "Thân tượng của Tôi " :

Tôn trung Sơn mất,Tưởng giới Thạch đi ngược lại đường lối của ông,ra sức tàn sát các chiến sĩ Cộng sản và các nhân sĩ yêu nước biến Quốc dân Đảng thành một Đảng phản động.Lý anh Tự kiên quyết rời bỏ Quốc dân Đảng,bí mật gia nhập Đảng cộng sản ( 8 _1927) lúc 19 tuổi.
Tháng 12_1927 Lý anh Tự theo đoàn Đạo giáo 4,Phương diện quân số 2 tham gia cuộc Khởi nghĩa Quảng châu do Diệp kiếm Anh Nhiếp vinh Trăn...lãnh đạo.Cuộc khởi nghĩa bị thất bại,bọn phản động Quốc dân Đảng thẳng tay đàn áp dìm cuộc khởi nghĩa trong biển máu.Lý anh Tự bị lộ là Đảng viên Cộng sản nên được Nguyễn ái Quốc,Diệp kiếm Anh,Nhiếp vinh Trăn đưa sang Thái lan ,hoạt động trong cộng đồng người Việt.

(còn nữa)
Ngoại HN
Ngoại HN

Tổng số bài gửi : 25
Join date : 15/08/2010

Về Đầu Trang Go down

Thần Tượng của Tôi Empty Re: Thần Tượng của Tôi

Bài gửi  Ngoại HN Tue Aug 31, 2010 3:48 pm

Ngoại HN xin tiếp "Thần tượng của tôi ":

Mùa xuân năm 1928 lực lưong khởi nghĩa Mùa Thu của Mao trạch Đông và lực lương khởi nghĩa Nam xương của Chu Đức,Chu ân Lai,Hạ long...dành thắng lợi gặp nhau trên núi Tĩnh Cương và thành lập Quân đoàn 4 do Chu Đức làm quân doàn trưởng,Mao trạch Đông nhận chức
đại biểu Đảng.Để chi viện cho quân đoàn 4 Hồng quân,Nhiếp vinh Trăn lúc đó là bí thư quân ủy tỉnh Quảng đông,thông qua Việt nam Cách mạng Thanh niên hội kêu gọi Lý anh Tự trở về Trung quốc tham gia cuộc đấu tranh vũ trang.Lúc này Lý anh Tự tròn 20 tuổi và là lần thứ hai trở lại Trung quốc.
Năm 1929, Lý anh Tự được bổ nhiệm giữ chức vụ Chính trị viên đại đội của trung đoàn 47 Hồng quân Trung quốc ,và đã chỉ huy nhiều trận
đánh ở Đông giang chiến đấu rất dũng cảm. Cũng thời gian này ,năm 21 tuổi Lý anh Tự lại đổi tên là Hồng Thủy tức "dòng nước lũ".
Cuối năm 1931,Hồng Thủy được cử làm Trưởng phòng tuyên truyền,giáo viên chính trị, văn hóa,phụ trách câu lạc bộ nghiên cứu chủ nghĩa
Mac Lênin của trường Quân chính TW Hồng quân ở Thụy kim Giang tây.
Tháng 1_1934 tại đại hội Đại biểu toàn quốc nước Cộng hòa Xô viết Trung hoa lần thứ hai Hồng Thủy được bầu làm ủy viên ban chấp hành Trung ương nước cộng hòa Xô viết Trung hoa.Cuối năm do để bị mất 20 đồng ngân phiếu Hồng Thủy bị Khai trừ ra khỏi Đảng chuyển về trường Đảng làm giáo viên.Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau lại được khôi phục Đảng tịch.
Đầu tháng 10 năm 1934 Quốc dân Đảng đánh vào trung tâm Khu căn cứ Cách mạng trung ương ở Thụy kim Giang tây,nhanh chóng chiếm đựoc nhiều nơi quan trọng.Trước tình thế bất lợi ấy Hồng quân bắt buộc phải dời khu căn cứ,tiến hành cuộc di chuyển chiến lược.Hồng Thủy cùng 30 vạn quân bắt đầu tham gia trương chinh.
(còn nữa)
Ngoại HN
Ngoại HN

Tổng số bài gửi : 25
Join date : 15/08/2010

Về Đầu Trang Go down

Thần Tượng của Tôi Empty Re: Thần Tượng của Tôi

Bài gửi  Ngoại HN Wed Sep 01, 2010 6:05 pm

Ngoai HN xin tiếp "Thần tượng của tôi " :

Trong cuộc Trường chinh 367 ngày đêm này,còn thường gọi là cuộc "vạn lý trường chinh " Hồng Thủy và Hồng quân Trung quốc đã chiến thắng giới hạn sức chịu đựng của con người,trải qua những gian khổ ngoài sức tưởng tượng,đi hết hai vạn năm ngàn dặm.
Chính trong cuộc Trường chinh này,Hồng Thủy bị Trương quốc Đào vu cáo là "gián điệp quốc tế",bị khai trừ ra khỏi Đảng và suýt bị tử hình.Ông may mắn được Chu Đức và Lưu bá Thừa che chỏ nên thoát nạn.
Rất nhiều chiến sĩ Hồng quân đã hi sinh vì đói, rét ,bệnh tật,vì ăn phải cỏ độc,vì bị sa xuống sình lầy... Hồng Thủy là người Việt nam duy nhất đã đi hết cuộc Trường chinh máu lửa cùng Hồng quân công nông Trung quốc . Do nhiệm vụ Hồng Thủy còn ba lần đi lại trên con đường này khi cuộc Trường chinh đang tiến hành.Lần cuối bị lạc Hồng Thủy đã vượt qua đóí rét,chăn dê chăn cừu,vượt qua làn đạn của bọn thổ phỉ họ Mao ở cao nguyên Thanh tạng để tìm đường về tới Diên an với Đảng với đồng đội trong sự thán phục của đồng chí đồng đội.Cả cuộc Trường chinh để không quên tiếng mẹ đẻ _Việt nam,Hồng Thủy đã nhẩm đọc truyện Kiều của Nguyễn Du.
"Tổng số người tham gia trường chinh :300000 người.
số người còn sống trở về :30000 người "

Ở Diên an ông được cử vào học khóa I Trường Đại học Hồng quân ở Ngõa gia Bảo Thiểm Bắc Trung quốc.Được trực tiếp nghe Mao trạch Đông giảng bài về chiến lược đấu tranh Cách mạng của Trung quốc.
Tháng 7 năm 1937 cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung quốc bùng nổ.Hồng Thủy cùng sư đoàn 115 dưới sự chỉ huy của Tổng tư lệnh Chu Đức vượt sông Hồng Hà đến Sơn tây lập căn cứ kháng Nhật ở Ngũ đài Sơn.Tại đây với chức vụ bí thư khu ủy Đông Dã,Hồng Thủy trực tiếp lãnh đạo kháng Nhật.
Tại Ngũ đài sơn,Hòng Thủy đã gặp và kết thành bạn đời với người đồng chí ,người chiến sĩ cách mạng kiên cường Trần Kiếm Qua (tên thật là Trần ngọc Anh )Đám cưới của họ được tổ chức vào tháng 4 năm 1938.Khi ông tròn 30 tuổi.
Cũng tại Ngũ đài sơn,vì phản đối Diêm Tích Sơn ,một "lãnh chúa" ở Sơn tây,giàu có ,quyền thế nhưng hại dân Hồng Thủy lại bị vu oan,lần thứ ba bị khai trừ ra khỏi Đảng,chuyển về trường Quân chính Hồng quân công tác.Cuối năm,Hồng Thủy được khôi phục Đảng tịch.
Tháng 2 năm 1939 ,Hồng Thủy được điều về phân hiệu hai trừng Đại học kháng Nhật ở Hàn tín,Linh thọ,Hà Bắc làm phó chủ nhiệm khoa Giáo dục chính trị và giáo viên chính trị.Nhà trường chỉ cách địch có 50 km. Vừa học vừa sẵn sàng chiến đấu.Nhà dân,đình quán là chỗ ở.Núi đồi, đồng hoang,bờ sông,rừng cây là giảng đường,ba lô là ghế,đầu gối là bàn...Trong hoàn cảnh vậy,Hồng Thủy và hàng nghìn học viên đã hoàn thành tốt công tác giảng dạy và học tập.
Tháng 7 năm 1943 Hồng Thủy được điều động về Diên an để tham gia đợt "chỉnh phong" ở trường Đảng trung ương Trung quốc.

Đại tá nhà văn Lý Linh,ủy viên ban chấp hành hội nhà văn Trung quốc có viêt về Hồng Thủy như sau :

" Hồng Thủy là một khối thép không han gỉ trong đói rét cực nhọc,không run sợ trước mọi sự hăm dọa,không ngã gục trước mưa bom bão đạn,không giận hờn bởi sự hiểu lầm,hoặc bị xúc phạm; ánh thép như ngời lên một chân lý sâu xa trong lò luyện của những nghịch cảnh và chà sát,không loại sắt nào có thể tồn tại,còn gang thép vẫn là gang thép,rèn càng nhiều chất thép càng tinh"
Ngoại HN
Ngoại HN

Tổng số bài gửi : 25
Join date : 15/08/2010

Về Đầu Trang Go down

Thần Tượng của Tôi Empty Re: Thần Tượng của Tôi

Bài gửi  Ngoại HN Thu Sep 02, 2010 11:39 am



Ngoại HN xin tiếp "thần tương của tôi":

Năm 1945 quân Nhật tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.Cuộc chiến tranh kháng Nhật của nhân dân Trung quốc hoàn toàn thắng lợi.
Ngày 19 tháng 8,Cách mạng tháng Tám ở Việt nam thành công,Hồng Thủy đề nghị với lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung quốc cho ông được về nước phục vụ Tổ quốc. Lúc này bà Trần kiếm Qua đã sinh được anh Trần hàn Phong (1_1944) và đang mang thai anh Trần tiểu Việt đang ở Diên an.
Tháng 11_1945 , Hồng Thủy trở về Tổ quốc với tên gọi mới Nguyễn Sơn.Đúng lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lan rộng ra Nam bộ và nam trung bộ.Nguyễn Sơn được cử ngay vào nơi chiến sự ác liệt ấy,tham gia cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp,bảo vệ nền độc lập non trẻ của Tổ quốc.
Ngày 16_7_1946,Nguyễn Sơn chính thức được cử làm Chủ tịch ủy ban kháng chiến miền nam Việt nam kiêm Ủy ban Kháng chiến miền nam trung bộ ,trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp ở tuyến đầu .
Trường Lục quân Quảng ngãi được khai giảng ngày 1-6 tại Quảng ngãi,đào tạo lớp cán bộ quân sự cung cấp cho các mặt trận.Nguyễn Sơn làm Hiệu trưởng và trực tiếp giảng dạy.Phạm Kiệt biệt danh T đơ,Đoàn Khuê,Phan Hàm ... công tác tại trường.Rất nhiều giáo viên QS người Nhật như Nakahara Minh Ngọc,Đông Hưng...được mời đến dạy tại trường.Những người này sau này đều trở thành đảng viên Đảng cộng sản Việt nam. Học sinh của trường này ,sau này trở thành tướng lĩnh, các bộ cao cấp của quân đội,nhà ngoại giao,nhà văn...Đặc biệt nhiều chục năm qua đi không có người nào đi theo địch,theo phía bên kia.Và tất cả đều rất nhớ thầy Hiệu trưởng Nguyễn Sơn với những bài giảng của cuộc đời thầy.
Vạn giã là một cứ điểm phòng ngự kiên cố của địch ở tỉnh Khánh hòa. Nguyễn Sơn trực tiếp chỉ huy sinh sát,luyện tập cách đánh,cách khắc phục khó khăn .Đêm 13_5_1946,chiến sĩ ta tập kích đồn,tiêu diệt gọn cứ điểm.Đây là trận điển hình về chiến thuật "công kiên chiến "
giành thắng lợi đầu tiên của quân đội ta trên chiến trường miền Nam Trung bộ.
Cuối năm 1946,cục diện chiến tranh thay đổi,Nguyễn Sơn được điều về Bộ Tổng tham mưu,nhận nhiệm vụ hiệu trưởng trường võ bị Trần quốc Tuấn khóa II,ông gấp rút đào tạo cán bộ để bổ xung cho bộ đội chủ lực và địa phương.
(còn nữa)
Ngoại HN
Ngoại HN

Tổng số bài gửi : 25
Join date : 15/08/2010

Về Đầu Trang Go down

Thần Tượng của Tôi Empty Re: Thần Tượng của Tôi

Bài gửi  Ngoại HN Fri Sep 03, 2010 3:59 pm

Ngoại HN xin tiếp "thần tượng của tôi" :

Ngày 18 _ 7 _ 1947,chủ tịch Hồ chí Minh ký sắc lệnh 228 - SL bổ nhiệm Nguyễn Sơn làm khu trưởng Chiến khu IV.Lúc này Quân khu bộ đóng ở Đô lương ,Nghệ an.Nguyễn Sơn nhận nhiệm vụ mới giữa lúc tình hình vô cùng khó khăn : Quân Pháp tiến công mạnh,mặt trận Huế và Tây nguyên bị vỡ,quân ,dân không yên lòng.Hai nhiệm vụ chiến lược nặng nề đặt ra cho ông :
1/ Phải chặn đứng bước tiến quân của địch,tổ chức lực lượng đánh trả,bảo vệ được lực lượng ta.
2/ Xây dựng Chiến khu IV thành hậu phương vững chắc của kháng chiến.
Tại Chiến khu IV thời đó,về mặt kháng chiến hành chính do cụ Hồ Tùng Mậu phụ trách,về quân sự có Nguyễn Sơn.Hai nhân vật nổi tiếng ở Chiến khu (cụ Hồ tùng Mậu là ông nội của Hồ anh Dũng,Hồ đức Việt bây giờ).
Nguyễn Sơn sau khi đánh giá tình hình đã cho di chuyển Chiến khu bộ vào Thanh Hóa.
Việc "Rèn luyện cán bộ,chấn chỉnh quân đội" được gọi tắt là (Rèn cán chỉnh quân) được Nguyễn Sơn đặc biệt quan tâm.Ông lên kế hoach tỉ mỉ cho từng vùng,phát triển chiến tranh du kích,thi đua giết giặc,cướp vũ khí của giặc để trang bị cho mình,hạn chế thiệt hại;nâng cao năng lực chỉ huy của cán bộ,sức chiến đấu của đơn vị,thể lực của bộ đội.Ông đã mở ĐẠI HỘI TẬP tổng kết phong trào "Rèn cán chỉnh quân " tại Chiến khu IV.
Sau khi về Việt nam,Nguyễn Sơn được tin người vợ Trung quốc và hai con trai của ông trên đường rút khỏi Diên an đã bị máy bay ném bom chết.Năm 1947 ,được sự đồng ý của tổ chức ông đã kết hôn với bà Huỳnh thị Đổi (người Cần thơ) .Hai người sinh ra một cô con gái tên là Nguyễn Mai Lâm.Sau đó,do nhiều nguyên nhân,hai người đã chia tay.
Ở Chiến khu IV,chỉ một thời gian ngắn,ông đã thành lập Trung đoàn 18 Quảng Bình,Trung đoàn 95 Quảng trị,Trung đoàn 101 Thừa thiên .Ba trung đoàn tiền thân của sư 325 anh hùng sau này.Dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Sơn cùng với bộ đội chủ lực ,lực lượng quân sự địa phương cũng lớn mạnh,dân quân tự vệ phát triển,các làng xã chiến đấu theo mẫu Cảnh Dương,Cự Nẫm,Ba lòng...xuất hiện.Trục đường chiến lược Ba rền - U Bò - Gio linh - Cam lộ - Triệu phong được giữ vững và nối liền Nam Bắc.Từ Bình - Trị - Thiên khói lửa nối đến Thanh - Nghệ -
Tĩnh được củng cố vững chắc làm hậu phương trực tiếp cho kháng chiến.
Năm 1947 có một câu chuyện mà năm 2008 một nhà sử học Quân sự mới chính thức công bố sau 61 năm,mặc dù nhiều người muốn nói đến nhưng chưa có số liệu cụ thể.Chuyện là thế này:
Tại Việt Bắc năm 1947 có một cuộc họp của Bộ Quốc phòng để đánh giá tình hình ta,địch chuẩn bị cách tác chiến sắp tới.Trong suốt cuộc họp Nguyễn Sơn nhắm mắt như ngủ gật,khi cuộc họp kết luận ông đứng lên xin phát biểu ý kiến,lạ là ông nói đến chính xác ý kiến từng người,đồng ý ý kiến người này không đồng ý ý kiến người kia.Và ông không đồng ý với kết luận của hội nghị,theo ý ông mọi sự sẽ diễn biến ngược 180 độ với kêt luận.Ông đề nghị phải khẩn trương nếu không Pháp sẽ nhảy dù xuống Việt Bắc ngay đấy.Hội nghị kết thúc ông giục trưởng ban tác chiến của ông mau về Chiến khu.Quả nhiên,khi hai thày trò đang vào ăn phở tại một quán ven đường thì có tiếng máy bay ì ì
hai người ăn vội và rời khỏi vùng đó.Nhà sử học có nói :công văn còn chưa kịp tới các Chiến khu thì Pháp đã nhảy dù xuống Việt Bắc.Ông sử học Quân sự _Đại tá Trần trọng Trung là người ghi chép tại cuộc họp đánh giá: đây là một câu nói lịch sử của Nguyễn Sơn.
Ngoại HN
Ngoại HN

Tổng số bài gửi : 25
Join date : 15/08/2010

Về Đầu Trang Go down

Thần Tượng của Tôi Empty Re: Thần Tượng của Tôi

Bài gửi  Ngoại HN Sat Sep 04, 2010 9:54 am

Ngoại HN xin tiếp "Thần tượng của tôi" :

Năm 1948 tình hình chiến sự tạm yên,Nguyễn Sơn chú trọng đến vấn đề xây dựng lực lượng,rèn cán chỉnh quân.Ông điều trường quân chính về cạnh chiến khu bộ để dễ chỉ đạo,mở trường Thiếu sinh quân đầu tiên ở nước ta.Ngày 6_1_ 1948 trường thiếu sinh quân chính thức khai trường.
Thời gian công tác ở chiến khu IV,với khả năng văn hóa văn nghệ,Nguyễn Sơn đã xây dựng nơi đây thành một trong những trung tâm văn hóa của nước Việt nam kháng chiến.Ông đã thu hút quanh mình đông đảo văn nghệ sĩ ,trí thức có tên tuổi như Nguyễn Tuân , Nguyễn tiến Lãng,Vũ văn Đôn , Nguyễn thị Kim ,Bửu Tiến, Nguyễn đình Nghi, Sĩ Ngọc,Hồ ZDếnh,Chu ngọc,Hữu Loan, Phạm Duy...
Do ảnh hưởng của ông,một số cơ quan văn hóa,các đoàn nghệ thuật như tuồng chèo của Chiến khu IV..được thành lập.Một số tờ báo,tạp chí được xuất bản. Các buổi diễn thuyết về chuyện Kiều,về Lôi Vũ ,về tuồng chèo của dân tộc,về văn hóa văn nghệ dân gian được tổ chức mà Nguyễn Sơn là diễn giả,mà còn nói hàng nhiều tiếng đồng hồ,người nghe như bị hớp hồn,quên cả ăn nghỉ.
Lớp văn hóa kháng chiến được ra đời,tại đây đã cung cấp nhiều văn nghệ sĩ rất nổi tiếng của đất nước Việt nam mình sau này như :Nguyễn xuân Sanh, Trần Hoàn ,Phạm Phấn,Nguyễn đức Nùng,Nguyễn đình Lạp,,Thanh Châm...
Trung tướng Đỗ Đức đã nói :anh Nguyễn Sơn là học trò xuất sắc của chủ tịch Hồ chí Minh về công tác chiến tranh nhân dân.

Mỗi lần Chiến khu bộ chuyển địa điểm (bảo đảm bí mật ) ông đều tổ chức làm với nơi sắp đến một hội nghị "Diên Hồng "tức là mời tất cả các bô lão trong làng đến họp xin ý kiến đóng góp cho kháng chiến,cho cách mạng,cho chính quyền và mời các cụ một bữa rượu đế nút lá chuối và thịt chó .Còn với nơi sắp ra đi,tùy đặc điểm yêu cầu của từng làng xã mà nơi thì làm cho bà con cây cầu,nơi thì làm cho một nhà trẻ,nơi thì đề nghị cắt một bữa gạo của bộ đội,cứu đói cho dân làng. Có nơi thì giúp đỡ gia đình liệt sĩ neo đơn một nếp nhà...
Cũng trong thời gian này Nguyễn Sơn phát động phong trào trong toàn quân khu :động viên các mẹ các chị nhận bộ đội,các học sinh trường quân chính,học sinh trường Thiếu sinh quân...làm con nuôi,em nuôi để quân ta có được bữa no,có được tình cảm gia đình,có được những gì nhân dân có.Thật cảm động là cho đến ngày hôm nay _năm 2010 con cháu của những gia đình mẹ nuôi chị nuôi này vẫn yêu thương nhau như ruột thit,các con nuôi em nuôi năm ấy ,dù cho làm đến cấp chức gì vẫn về thăm nom mẹ nuôi chị nuôi theo truyền thống của dân tộc Việt nam.

Nhà văn Chu Ngọc đã đánh giá về Nguyễn Sơn khi vĩnh biệt ông có nói:

Người cán bộ quân sự ấy bảo vệ đất nước không phải chỉ thuần túy ở mặt quân sự,gắn với quân đội, súng đạn .Anh đặc biệt chú trọng việc nâng cao tâm hồn người Việt nam để say sưa yêu nước,yêu con người,yêu ngôn ngữ,yêu giọng nói,điệu múa,yêu thơ,yêu họa
Ngoại HN
Ngoại HN

Tổng số bài gửi : 25
Join date : 15/08/2010

Về Đầu Trang Go down

Thần Tượng của Tôi Empty Re: Thần Tượng của Tôi

Bài gửi  Ngoại HN Sun Sep 05, 2010 9:57 am

Ngoai HN xin tiếp " Thần tượng của tôi":

Từ tri thức và kinh nghiệm thực tế tích lũy được sau 20 năm chiến đấu ở Trung quốc,thời gian làm Khu trưởng chiến khu IV Nguyễn Sơn đã
viết và dịch được năm quyển sách :Dân quân một lực lượng chiến lược,Chủ nghĩa Lê nin,Chiến thuật,Chiến tranh Cách mạng và các vấn đề chiến lược,Chiến tranh cách mạng Trung hoa và vấn đề chiến lược.Trong điều kiện khó khăn ,thiếu thốn đủ thứ của cuộc kháng chiến chống Pháp,những cuốn sách có tính chất như cẩm nang về chính trị quân sự này của ông thực sự là tài liệu quí cho công tác học tạp và giảng dạy của cán bộ và chiến sĩ Chiến khu IV.
Ngày 20 _ 1 _ 1948 ,chủ tich Hồ chí Minh ký sắc lệnh số 111-SL phong quân hàm thiếu tướng cho Nguyễn Sơn cùng với Hoàng văn Thái,Hoàng Sâm,Chu văn Tấn...Đây là đợt phong quân hàm đầu tiên cho 11 vị tướng trong quân đội.Phong tướng cũng là một câu chuyện đặc biệt của Nguyễn Sơn. Câu chuyện như sau :
Khi thấy mình chỉ được phong thiếu tướng,ông không thông và có ý mình là "thừa "tướng chứ không "thiếu".Bác Hồ nhận tin này bèn bình thản viết gửi cho Nguyễn Sơn bức danh thiếp có bốn câu bằng tiếng Hán:
Gửi Sơn đệ:
Đảm dục đại
Tâm dục tế
Trí dục viên
Hạnh dục phương.
Dịch nghĩa như sau :
Gửi em Sơn:
Cái gan phải lớn
Cái tâm nên tế nhị,chín chắn
Cái trí phải suy nghĩ trước sau toàn diện
Cái đức hạnh phải đầy đủ,ngay thẳng.

Nhận được tấm danh thiếp với lời dạy chân tình của Bác Hồ,Nguyễn Sơn vui vẻ chỉ thị chuẩn bị lễ thụ phong mà bác sĩ Phạm ngọc Thạch thay mặt chính phủ vào trao.Lễ thụ phong quân hàm thiếu tướng được tổ chức tại xã Cổ định Thanh hóa ngày 8_10_1948.
Ngay sau lễ thụ phong quân hàm Thiếu tướng ,ngày 9 _10 _1948 tướng Nguyễn Sơn cưới bà Lê hằng Huân,một người con gái xinh đẹp,thùy mị,sinh trưởng trong một gia đình trí thưc,gia giáo.Bà Lê hằng Huân là con gái cụ Lê Dư quê Điện bàn Quảng Nam,hậu duệ của cụ Hoàng Diệu.Chị gái bà là Lê Hằng Phương,anh rể là Vũ ngọc Phan.
Ngoai Hn được sinh ra trong thời gian hạnh phúc nhất của hai cụ Nguyễn Sơn và Lê hằng Huân (15 _8_1949)tại Thanh Hóa với bài thơ của cụ Sơn mà Ngoại HN muốn khoe mỗi khi nhắc đến những năm tháng ấy:
Bé bé Hà xinh xinh
Đúc lại khối chung tình
Hình bé hồn hạnh phúc
Tình bé vòm trời xanh.

(còn nữa)
Ngoại HN
Ngoại HN

Tổng số bài gửi : 25
Join date : 15/08/2010

Về Đầu Trang Go down

Thần Tượng của Tôi Empty Re: Thần Tượng của Tôi

Bài gửi  Ngoại HN Wed Sep 29, 2010 6:42 pm

Ngoại xem lại máy của Ngoại có bị gì không ạ , con vào mục trả lời bằng nick của Ngoại vẫn được mà Very Happy
(KH)
Ngoại HN
Ngoại HN

Tổng số bài gửi : 25
Join date : 15/08/2010

Về Đầu Trang Go down

Thần Tượng của Tôi Empty Re: Thần Tượng của Tôi

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết